Q&A Chương trình Thường Trú Nhân
Q&A Chương trình Thường Trú Nhân
Thường trú nhân vẫn còn hợp lệ ngay cả khi người nắm giữ đã vượt quá 25 tuổi và thậm chí nếu họ không còn là người chưa kết hôn và / hoặc không còn là học sinh và / hoặc không còn phụ thuộc về tài chính vào cha mẹ của họ.
Cần lưu ý rằng người phối ngẫu hoặc con cái vị thành niên trong tương lai của họ không được tính là người thuộc chương trình này.
Bất động sản nhà ở này được kết nối trực tiếp với pháp nhân Thường Trú Nhân. Việc chuyển nhượng tài sản đã mua mà không thay thế ngay lập tức với tài sản khác, có cùng giá trị hoặc cao hơn và phù hợp với các điều kiện của quy trình này (tức là bán lần đầu tiên bởi một công ty phát triển đất), sẽ dẫn đến việc hủy bỏ giấy phép nhập cư.
Thường trú nhân sẽ bị thu hồi khi chủ sở hữu được cấp Thường trú nhân tại một quốc gia khác (Ngoại trừ thường trú tại quốc gia quốc tịch của người đó).
Người nộp đơn được yêu cầu phải mua một bất động sản nhà ở mới (không phải bán lại) cho bản thân và gia đình của mình ở Síp không dưới 300.000 Euro (chưa tính VAT) và nhà cung cấp phải là Nhà phát triển đất đã xây dựng bất động sản này.
Có thể mua hai bất động sản, miễn là chúng đều mới và từ cùng một Nhà phát triển, chẳng hạn như:
– Nhà (hoặc căn hộ) + nhà (hoặc chung cư)
– Nhà (hoặc căn hộ) + cửa hàng lên đến 100 m2
– Nhà (hoặc căn hộ) + văn phòng lên đến 250m2
Việc mua nói trên phải liên quan đến một tài sản (hoặc mua kết hợp như trên) được bán lần đầu tiên bởi một công ty phát triển đất. Trong trường hợp mua hai căn nhà, cả hai phải được bán bởi cùng một công ty.
Hiện tại, Thường trú nhân Síp vẫn cần xin Visa du lịch đến các điểm đến khác ở châu Âu. Các nước thành viên EU áp dụng các quy định cho phép nhập cảnh riêng của họ đối với chủ sở hữu PR Síp. Tuy nhiên, PR cho phép các chủ sở hữu được miễn một số yêu cầu khi xin Visa Du lịch trong EU. CH Síp đã chính thức nộp hồ sơ vào Schengen, khi đó người sở hữu PR được tự do đi lại 27 nước châu Âu không cần xin visa.
Không. Tại AA Cyprus khách hàng của chúng tôi có thể nộp đơn xin cấp PR vắng mặt, trong trường hợp đó, đơn sẽ được đệ trình bởi người đại diện – luật sư địa phương, có giấy uỷ quyền của người đứng đơn.
Không, PR có giá trị suốt đời, miễn là bạn thỏa mãn các điều kiện duy trì của nó.
PR có thể bị thu hồi nếu không đáp ứng bất kỳ điều kiện nào sau đây:
a) Người đứng đơn PR và/hoặc người phụ thuộc và/hoặc cha mẹ của người đứng đơn không đến Síp hai năm một lần;
b) Người đứng đơn PR và/hoặc người phụ thuộc và/hoặc cha mẹ của anh ta có Giấy phép thường trú tại một quốc gia khác;
c) Tài sản nhà ở mua cho các mục đích xin PR bị bán đi và không được thay thế bằng một tài sản nhà ở “mới” giá tối thiểu 300.000 EURO
Các bất động sản nhà ở đủ điều kiện để xin PR được yêu cầu phải có giá mua ít nhất 300.000 EURO (không bao gồm VAT) và phải là bất động sản mới bán lần đầu. Người nộp đơn có thể mua bất động sản thông qua một công ty mà anh ta và / hoặc người phối ngẫu của mình là những người có lợi cuối cùng. Bạn có thể kết hợp mua hai tài sản như sau:
a) Một căn hộ hoặc nhà ở
b) Hai căn hộ hoặc hai ngôi nhà hoặc một nhà + 1 căn hộ
c) Một căn hộ/nhà và một cửa hàng/nhà kho có diện tích tối đa 100 m2; d) Một căn hộ/nhà và một văn phòng lên đến 250 m2. Trường hợp ứng viên PR mua hai tài sản để xin PR, các tài sản nói trên phải được mua từ cùng một nhà phát triển đất. Đối với mục đích nộp đơn xin PR, đương đơn PR phải đưa ra bằng chứng chứng minh rằng mình đã mua bất động sản (không phân biệt ngày bàn giao) và thanh toán ít nhất 200.000 EURO tại thời điểm bạn nộp đơn, 100.000 EURO còn lại sẽ được thanh toán sau đó. Khoản thanh toán này cần được chuyển khoản đến một tài khoản ngân hang, được giữ tại Síp trong một tổ chức tài chính của người bán.
Bất động sản có thể được mua thông qua công ty trụ sở CT/EU của nhà đầu tư. Trong trường hợp tài sản đã được mua trước đó dưới tên một công ty nước ngoài của nhà đầu tư thì có thể được chấp nhận, nếu tất cả các tiêu chí khác đều được tuân thủ.
Có, Bộ Di Trú tiến hành kiểm tra định kỳ thông qua Sổ Đăng ký Đất đai địa phương để xác định xem các chủ sở hữu PR có tiếp tục sở hữu các tài sản liên quan hay không hoặc các tài sản đó đã được bán hay chưa.
Không, chủ sở hữu PR của Síp vẫn phải xin visa đến các nước EU. Tuy nhiên, PR cho phép các chủ sở hữu tránh các yêu cầu khi xin Visa Du lịch trong EU. Các nước thành viên EU áp dụng các quy định cho phép nhập cảnh riêng của họ đối với chủ sở hữu PR Síp.
Bất kỳ khoản lãi nào thu được là thu nhập của người gửi tiền, tức là người nắm giữ PR.
Không, Người có PR phải có thu nhập hàng năm ít nhất 30.000 EURO cộng thêm 5.000 EURO cho mỗi người phụ thuộc và 8.000 EURO cho mỗi cha mẹ, và nguồn thu nhập này phải có từ các nguồn bên ngoài Síp. Khi đăng ký, Người đúng đơn PR phải ký một tuyên bố xác nhận ý định không làm việc ở Síp. Thu nhập hàng năm của người giữ PR có thể bao gồm cổ tức ở một công ty nước ngoài và/hoặc công ty Síp hoặc tiền lương từ việc làm bên ngoài Síp, hoặc lương hưu, hoặc tiền cho thuê tài sản từ nước ngoài hoặc lãi tiền gửi cố định ở bất kì đâu.
Tất cả các tài liệu (bao gồm cả giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn, vv) được yêu cầu phải nộp bản gốc hoặc bản dịch chính xác của bản gốc sang tiếng Hy Lạp hoặc tiếng Anh. Các tài liệu dịch thuật từ bản gốc phải được hợp pháp hoá theo một trong các cách sau:
– Được đóng dấu chứng nhận Apostille theo Công ước Hague;
– Tại Bộ Ngoại giao của nước phát hành và cơ quan ngoại giao của Cộng hoà Síp ở nước cấp hoặc cơ quan ngoại giao của nước phát hành tại Cộng hòa Síp.
Người yêu cầu PR phải cung cấp bất kỳ tài liệu / thông tin nào sau đây làm bằng chứng thu nhập hàng năm của họ (danh sách chỉ định):
– Xác nhận thu nhập hàng năm của người nộp đơn bởi Cục Doanh thu nội địa của nước xuất xứ của đương đơn;
– Báo cáo của kế toán;
– Bản sao hợp đồng cho thuê, chứng minh thu nhập từ cho thuê tài sản của người xin PR;
– Bảng sao kê lương từ chủ sử dụng lao động của người xin PR;
– Bất kỳ tài liệu hỗ trợ thích hợp nào khác;
– Báo cáo của các ngân hàng nước ngoài xác nhận đã nhận thu nhập lãi trên khoản tiền gửi đứng tên người nộp đơn xin PR;
– Xác nhận từ ngân hàng về tiền lãi gửi vào tài khoản ngân hàng nhận được từ các quĩ.
Theo quy định chung, các bản sao kê ngân hàng cho thấy nguồn thu nhập bất kỳ là bắt buộc.
Theo quy định thì số tiền 30.000 EURO được cố định trong 3 năm. Cũng có thể gửi theo đơn vị tiền tệ khác; miễn là tổng giá trị của khoản tiền gửi tương đương với 30.000 Euro. Lãi suất áp dụng cho khoản tiền gửi cố định tùy thuộc vào điều khoản chào bán của từng ngân hàng đủ điều kiện. Người thụ hưởng khoản lãi được tích lũy là người gửi tiền / người nộp đơn xin PR.
Có, khi hết thời hạn ba năm, chủ PR có thể tự do chuyển 30.000 EURO. Người nắm giữ PR được yêu cầu duy trì một tài khoản ngân hàng ở Síp trong thời gian PR, như là một bằng chứng về khả năng tài chính của mình để hỗ trợ bản thân và người phụ thuộc của mình mà không cần phải xin việc làm ở Síp.
PR khi được ban hành sẽ bao gồm vợ / chồng của người đứng đơn và con cái đến 18 tuổi, cũng như cha mẹ của người đứng đơn chính. Con cái trưởng thành, chưa kết hôn của đương đơn PR từ 18 đến 24 tuổi có thể tham gia vào chương trình PR miễn là họ là học sinh hoặc sinh viên đại học. (Trẻ em từ 18 đến 24 tuổi không phải là học sinh hoặc sinh viên đại học không thể tham gia vào chương trình PR của cha mẹ).
Giấy phép nói trên vẫn còn hiệu lực ngay cả khi người nắm giữ đã vượt quá 24 tuổi và thậm chí nếu họ không còn là người chưa kết hôn và/hoặc học sinh và/hoặc phụ thuộc về tài chính vào cha mẹ của họ. Cần lưu ý rằng người phối ngẫu hoặc trẻ vị thành niên trong tương lai của họ không thể được bao gồm như những người phụ thuộc vào giấy phép này.
Trẻ em trưởng thành của người nộp đơn PR không phụ thuộc về tài chính đối với người nộp đơn PR, cha mẹ cũng có thể tham gia vào một đơn xin PR, miễn là giá trị của tài sản nhà ở được đầu tư tăng 300.000 EURO cho mỗi người lớn đã thêm vào đơn.
Ví dụ, đối với một đứa trẻ trưởng thành từ 30 tuổi, độc lập về mặt tài chính được thêm vào một chương trình PR, thì người đứng đơn này phải mua một tài sản dân cư 600.000 EURO… Khi đó xác nhận thanh toán 66% chi phí mua bất động sản nhà ở phải được nộp cùng đơn (ví dụ 400.000 Euro nếu bất động sản nhà ở đó có giá 600.000 Euro). Ngoài ra, con cái trưởng thành, độc lập về tài chính của người nộp đơn PR được yêu cầu chứng minh thu nhập bảo đảm tối thiểu 30.000 Euro có nguồn gốc từ các nguồn bên ngoài Síp và duy trì khoản tiền gửi cố định ba năm là 30.000 Euro.
Thường trú nhân được cấp trong vòng 2-3 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Nhà đầu tư nên đến Síp bất kỳ thời điểm nào trong vòng một năm kể từ ngày PR được cấp, để nhận giấy phép đó, (và cũng để các nhà chức trách lấy sinh trắc học) và sau đó cứ hai năm một lần sang Síp để duy trì PR.
Không. Luật pháp đề cập một cách chính xác đến học sinh hoặc sinh viên đại học. Con trưởng thành không phải là sinh viên không thể tham gia chương trình của cha mẹ, bất kể anh ta có hay không phụ thuộc tài chính vào họ.
Trong trường hợp đứa trẻ là sinh viên trong một cơ sở giáo dục đại học của Cộng hòa Síp, anh ta phải nộp đơn xin giấy phép cư trú tạm thời tại Cộng hòa với tư cách là sinh viên theo luật liên quan (chỉ thị của EU). Sau khi hoàn tất chương trình học ở Síp, có thể nộp đơn xin PR của mình, bất kể tuổi tại thời điểm đó, với yêu cầu duy nhất là cha mẹ chứng minh thêm thu nhập hàng năm là 5.000 Euro. Trong trường hợp đứa trẻ dự định theo học một cơ sở giáo dục đại học của Síp sau khi nhận được PR cùng với cha mẹ, thì PR sẽ bị tạm thu hồi và giấy phép cư trú cho sinh viên tại Síp sẽ được cấp. Sau khi hoàn thành các nghiên cứu của mình tại Síp, PR sẽ được cấp lại cho anh ta, bất kể tuổi của anh ta vào lúc đó và không có yêu cầu nào khác.
Trong trường hợp này, người nộp đơn có thể làm một bản sao của tài liệu gốc, dịch và hợp pháp hoá nó. Bản sao này cùng với tài liệu gốc sẽ được trình cho các cơ quan chức năng, những người nhận hồ sơ sẽ ghi chú rằng họ đã xem bản gốc. Bản gốc sẽ được trả lại cho người nộp đơn ngay lập tức.